Mọc răng khôn gây hôi miệng và cách điều trị?

Răng khôn là chiếc răng trong cùng của mỗi cung hàm. Răng khôn mọc trễ nhất và cũng mất nhiều thời gian để mọc nhất. Khi mọc răng khôn, nướu chúng ta bị nứt tách do phần răng nhú lên từng ngày. Điều này đem đến nhiều nguy cơ viêm nhiễm đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây nên bệnh hôi miệng. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ tình trạng hôi miệng khi mọc răng khôn và cách khắc phục nó.

Những triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn

Răng khôn nếu mọc thẳng, đúng vị trí, khi răng trồi khỏi nướu chỉ gây ra các cơn đau nhức nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên đối với những trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, bạn có thể phải đối diện với một số triệu chứng sau trong suốt quá trình mọc răng:

Sưng nhức nướu:

Nướu sưng tấy, ửng đỏ gây đau nhức, khó chịu. Cơn đau càng tăng khi răng bắt đầu nhô ra khỏi nướu và có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, chấm dứt khi răng đã phát triển hoàn chỉnh.

Sốt nhẹ:

Tình trạng đau nhức, viêm nướu khi mọc răng khôn khiến cơ thể uể oải, chán ăn, thậm chí là sốt nhẹ trong khoảng thời gian răng nhú khỏi nướu.

Cứng hàm:

Một trong những triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn là hiện tượng cứng hàm. Hàm bị cứng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ăn nhai của người mọc răng do miệng khó mở to như bình thường.

Hôi miệng:

Răng khôn thường mọc khi cấu tạo cung hàm đã cứng cáp, các mô mềm phủ dày nên gây nhiều đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày.

Cách điều trị triệu chứng hôi miệng

Quá trình mọc răng khôn nếu không được kiểm soát và giữ gìn vệ sinh kỹ lưỡng sẽ rất dễ gây đau nhức kéo dài và hôi miệng. Do đó, để ngăn chặn hiệu quả những triệu chứng trên, khi răng bắt đầu mọc bạn nên lưu ý:

  • Chải sạch răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng qua vị trí mọc răng để tránh làm tổn thương nướu.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy để kháng khuẩn.
  • Dùng chỉ nha khoa đúng cách để làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn, tránh cắt chỉ quá mạnh gây tổn thương nướu.

Cách sử dụng chỉ nha khoa hiệu quả

  • Hạn chế dùng những thức ăn cay nóng hoặc quá cứng.
  • Súc miệng sạch sẽ sau khi dùng những thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, mắm, cá…
  • Tránh hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia, trà, cà phê thường xuyên trong suốt quá trình mọc răng khôn.
  • Nếu răng khôn bị hôi do khô miệng, bạn nên uống thêm nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày để miệng luôn được giữ ẩm.
  • Nhai kẹo singum không đường giúp kích thích tiết nước bọt hiệu quả.
  • Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm theo chỉ định của Bác sĩ nếu răng khôn gây ra nhiều đau nhức.
  • Đối với trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng hoặc mọc lệch, mọc ngầm làm ảnh hưởng đến răng kế cận, bạn nên cân nhắc nhổ bỏ răng khôn theo khuyến cáo của Bác sĩ.

Tình trạng mọc răng khôn gây hôi miệng xảy ra khá phổ biến, nhất là khi răng mọc lệch, mọc kẹt. Tuy nhiên, bạn có thể loại bỏ mùi hôi khó chịu này bằng cách chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Riêng trường hợp, hôi miệng kèm theo những triệu chứng như chảy máu nướu, đau nhức kéo dài… nên chủ động đến cơ sở nha khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Gọi ngay
bản đồ nhà trọ">