1. Niềng răng mắc cài buộc chun là gì?
Niềng răng được biết đến là một phương pháp sử dụng khí cụ nha khoa nhằm mục đích chỉnh răng về vị trí thẩm mỹ hơn so với vị trí cũ. Thông thường thì quá trình này sẽ diễn ra từ 6 tháng đến 2 năm, phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể. Phương pháp này giúp giải quyết các vấn đề về răng như: răng hô, răng vẩu, răng móm, lệch khớp cắn … giúp hàm răng trở nên đều đẹp và việc ăn nhai tốt hơn.
Trong đó, niềng răng mắc cài buộc chun là phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc, có sử dụng hệ thống nắp trượt thông minh, giữ dây kim loại bên trong mắc cài. Và chúng được coi là bộ phận thay thế cho dây thun buộc ở mắc cài cổ điển. Khi sử dụng mắc cài này, thì dây kim loại bên trong được giảm tối đa lực ma sát để tạo điều kiện cho quá trình chỉnh nha được kiểm soát lực tốt hơn và sử dụng lực nhẹ hơn nhiều. Đặc biệt, dây kim loại sẽ ít bị biến dạng và hạn chế được số lần tái khám cho bệnh nhân.
Phương pháp này có 2 loại: niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và mắc cài sứ tự buộc. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, trong đó mắc cài sứ tự buộc được cho là mang lại tính thẩm mỹ cao vì có màu trùng với màu răng. Do vậy khó bị người đối diện phát hiện và cũng giúp bệnh nhân tự tin hơn trong giao tiếp. Còn mắc cài sứ kim loại được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại nhưng chi phí sẽ cao hơn. Do vậy mà tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể mà mỗi người sẽ có lựa chọn phù hợp.
Phương pháp niềng răng mắc cài tự động phù hợp đối với những trường hợp
-
Răng mọc không đều
-
Răng thưa
-
Răng mọc chen chúc
-
Răng hô
-
Răng móm
-
Răng mọc lệch
-
Răng mọc ngược
-
Răng khểnh
-
Sai lệch khớp cắn
2. Ưu nhược điểm của niềng răng mắc cài buộc chun
2.1 Ưu điểm:
– Niềng răng mắc cài tự buộc mang đến hiệu quả hình nha nhanh nhờ sự ổn định của dây cung và mắc cài tạo lực kéo đều đặn. Chính điều này giúp răng di chuyển đúng hướng theo phác đồ chỉnh nha. Và sau khoảng 3 đến 4 tuần, người đeo niềng sẽ tái khám 1 lần để điều chỉnh lực kéo ở mắc cài. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, rút ngắn được 1-2 tháng so với việc sử dụng mắc cài thông thường,
– Nha sỹ gặp nhiều thuận lợi trong việc điều chỉnh với loại niềng răng này, không cần đến dây elastics, các bộ phận hỗ trợ nào khác.
– Chính nhờ tính năng giữ dây cung cố định trong rãnh trượt này mà mắc cài không cần phải sử dụng đến thun buộc. Điều này giúp hạn chế tình trạng bung tuột, mà không mất nhiều thời gian để chỉnh sửa. Đồng thời còn giúp giảm ma sát tối đa cho răng, làm hạn chế tổn thương mô mềm, từ đó giúp người đeo nương không cảm thấy đau nhức.
– Ngoài ra, bộ niềng răng này còn có phần nắp được thiết kế theo hình vòm, với phần cạnh của mắc cài trơn láng. Nên người đeo niềng luôn cảm thấy thoải mái khi ăn nhai. Đặc biệt đó là tình trạng thức ăn bám bị giắt vào mắc cài cũng ít đi, nên việc vệ sinh răng miệng cũng đơn giản hơn.
2.2 Nhược điểm:
– Mắc cài có độ dày hơi cao để có thể chịu được lực ma sát và lực kéo từ dây cung, do vậy trong thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy khó chịu và cộm môi.
– Mắc cài tự buộc không có tính thẩm mỹ cao, dây cung kim loại chạy dọc hàm răng vẫn dễ bị phát hiện làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
– Niềng răng mắc cài tự buộc có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng chi phí sẽ cao hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống, nhưng vẫn còn thấp hơn so với niềng răng mắc cài trong suốt.